Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta cũng không nên đặt nặng vấn đề phải thay đổi. Tức công nghệ mới chúng ta lại cập nhật, cứ một công ty công nghệ lớn mới ra đời, ví dụ như Copilot ra đời, sau đó lại là OpenAI ra đời, rồi sau đó lại đến DeepMind ra đời. Chúng ta cứ phải chạy đuổi theo? Điều này là hoàn toàn không nên!
Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta cũng không nên đặt nặng vấn đề phải thay đổi. Tức công nghệ mới chúng ta lại cập nhật, cứ một công ty công nghệ lớn mới ra đời, ví dụ như Copilot ra đời, sau đó lại là OpenAI ra đời, rồi sau đó lại đến DeepMind ra đời. Chúng ta cứ phải chạy đuổi theo? Điều này là hoàn toàn không nên!
Giả sử như các bạn có quen việc sử dụng ChatGPT rồi, và dù cho các công ty như OpenAI có liên tục ra các phần mềm trợ lý ảo khác thì chúng ta cứ tập trung nghiên cứu vào nó thay vì cứ liên tục chạy theo những phần mềm “na ná” nhau. Các bạn cần phải cân nhắc một điều: khi chúng ta tham gia một lớp học sử dụng AI, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi có nên hay không. Hãy thực sự thận trọng! Bởi vì nếu như các bạn phải bỏ tiền để đi học một lớp về “CÁCH SỬ DỤNG” AI, thì chính tỏ AI đấy là không thực sự thông minh.
AI là gì? Đó là
trí tuệ nhân tạo, là siêu trí tuệ. Chúng ta đang làm việc với một phần mềm trí tuệ mà lại phải đi học nó, thì nó không phải là trí tuệ mà là sự kém hiệu quả.
Cho nên, chúng ta không nên bỏ tiền để đi học một lớp sử dụng về AI. Nhưng chúng ta cần phải đi học nghiệp vụ của chúng ta để ứng dụng AI thì mới đúng. Ví dụ, nếu bạn làm nội dung, bạn có thể đi học về content. Nếu bạn làm thiết kế, bạn có thể học chuyên môn về thiết kế. Hay như nghiệp vụ cao cấp hơn như marketing, quản trị doanh nghiệp, thì các bạn phải đi học. Nhưng AI chỉ là công cụ hỗ trợ thôi.
Chúng ta không nên đi học về cách sử dụng phần mềm như "nút này là gì?", "nút kia dùng để làm gì?", "chúng ta phải nhập liệu thế nào?", "đầu ra phải như thế nào?". Nếu chúng ta học như vậy, thì thực chất chúng ta đang đi học cách sử dụng một phần mềm đơn thuần. Các bạn cần phải đi học bản chất vấn đề, chứ không chỉ học ứng dụng. Bạn có thể bỏ tiền ra để học
nguyên lý hoạt động của AI, như đã được đề cập trước đó: AI hoạt động dựa trên ba yếu tố chính – lưu trữ thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.
Tiếp theo là tập trung phát triển chuyên môn cho bản thân, đặc biệt là những ngành nghề ít cạnh tranh với
AI. Một số ngành nghề sẽ phát triển mạnh trong tương lai như du lịch, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống. Những công việc này còn lâu AI mới có thể thay thế được.
Hướng dẫn viên du lịch cũng là một nghề đầy tiềm năng, vì yếu tố trải nghiệm của khách hàng rất quan trọng. Một hướng dẫn viên giỏi sẽ quyết định lượng khách hàng có quay lại hay không. Sắp tới, rào cản về ngôn ngữ sẽ biến mất. Khoảng vài năm nữa, bạn có thể nói chuyện với người Israel, Ấn Độ hay Malaysia như thể đang nói chuyện trực tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Công nghệ sẽ hỗ trợ dịch ngay tức thì, thậm chí tích hợp ngay vào tai người dùng. Dù vậy, việc học ngôn ngữ vẫn rất quan trọng vì nó giúp phát triển tư duy não bộ. Nhưng hãy chọn học những ngôn ngữ phổ biến để tận dụng tối đa lợi ích của việc học này.

Ngoài ra, học cách đầu tư cũng là một điều quan trọng. Hiểu cách đầu tư và vận hành doanh nghiệp sẽ giúp bạn tạo ra giá trị lớn. Một số mô hình đầu tư thông minh đã chứng minh được tính hiệu quả và thậm chí AI cũng không thể thay thế khả năng tư duy chiến lược trong đầu tư.
Bên cạnh đó, kiểm soát an toàn dữ liệu cá nhân là điều cực kỳ quan trọng. Khi cài đặt một ứng dụng nào đó trên điện thoại, hãy lưu ý xem ứng dụng đó có đáng tin cậy hay không. Nếu ứng dụng đó đến từ một quốc gia không uy tín, thì các bạn phải thực sự thận trọng trước khi cấp quyền truy cập dữ liệu cá nhân của bạn.
Ngoài ra, học cách nhận diện nội dung giả mạo trên internet và
AI cũng rất quan trọng. Trong tương lai, chúng ta sẽ khó phân biệt được nội dung nào là thật, nội dung nào là giả.
Tiếp theo, định hướng công việc trong thời đại
AI phát triển là điều cần thiết. Chúng ta cần tập trung vào các kỹ năng như tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng giao tiếp.
Người Việt Nam cực kỳ thông minh! Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải học cách tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo không phải là suy nghĩ viển vông mà là khả năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ và tìm ra giải pháp tối ưu.
Việc giao tiếp cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong thời đại
AI. Chúng ta không chỉ giao tiếp với con người mà còn phải học cách giao tiếp với AI. Nếu bạn không biết cách đặt câu hỏi thông minh, AI có thể sẽ không mang lại câu trả lời hữu ích. AI đang ngày càng thông minh hơn. Nó có thể gợi mở những câu hỏi để giúp bạn hiểu rõ vấn đề của mình hơn. Vì vậy, nếu bạn không có tư duy sắc bén, bạn sẽ dễ bị
AI "coi thường".
Ngoài ra, tư duy sáng tạo cũng giúp bạn tránh được những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào phát triển bản thân.
Trong thế hệ hiện nay, chúng ta cần phải học cách suy nghĩ vì xã hội, chứ không chỉ cho cá nhân hay một tổ chức nhỏ lẻ. Việc nhìn xa hơn sẽ giúp chúng ta thích nghi tốt hơn trong thời đại AI.