Nếu bạn mong chờ một lớp học nhẹ nhàng với vài ba câu chuyện truyền cảm hứng kèm theo những câu khẩu hiệu hô hào, thì xin lỗi, đây không phải nơi dành cho bạn. Ở đây, bạn sẽ được trải nghiệm một cú sốc thực sự về công nghệ, một cuộc nâng cấp tri thức từ 2GB lên 16GB.
Thương hiệu đang ngày trở nên quan trọng hơn khi mà nó có tác động mạnh mẽ vào quyết định mua hàng của khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp định vị bản thân để khách hàng có thể tìm đến. Muốn thương hiệu mạnh, bạn cần phải có nội dung.
Xây dựng nội dung không phải là chuyện ngày một ngày hai. Nó đòi hỏi bạn phải có nội dung chất lượng – thứ đến từ việc đọc sách, từ trải nghiệm, từ sự trưởng thành của tuổi tác và cả từ sự tự tin của chính bạn. Một thương hiệu có sức sống không đơn thuần là logo hay một cái tên, mà là những câu chuyện biết chạm đến cảm xúc khách hàng.
Nhìn vào thầy CTO Tuân Nguyễn – một người xuất phát điểm là một dev thuần túy, nhưng rồi lại chuyển mình trở thành một coach, một người đứng trên bục giảng. Thầy đã nhận ra từ sớm rằng nếu không thay đổi, không nâng cấp bản thân, sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Những câu chuyện của thầy khiến người nghe phải khóc, phải cười, và quan trọng nhất là nhìn thấy chính mình trong đó để rồi rút ra bài học cho bản thân.
Bạn có thể bán một sản phẩm tốt, nhưng nếu bạn không biết cách kể chuyện, sản phẩm đó sẽ mãi chỉ là một cái tên vô hồn. Hãy học cách đưa những câu chuyện vào thương hiệu của bạn – đó chính là cách giúp thương hiệu có khả năng giao tiếp với khách hàng, giúp thương hiệu "sống dậy", có linh hồn và nó sẽ khiến khách hàng có ham muốn tương tác với thương hiệu hơn. Điều này không có nghĩa là cần makeup cho câu chuyện của bạn trở nên cầu kỳ. Hãy sử dụng ngôn ngữ đời thường, chân thật nhất, vì chính những điều giản dị lại là thứ dễ dàng chạm đến cảm xúc khách hàng nhất!
Không có khách hàng nào tự nhiên chủ động viết về câu chuyện của công ty bạn. Nếu bạn muốn có sự tương tác, bạn phải là người chủ động! Đồng thời khi có feedback, hãy tận dụng nó một cách thông minh. Có những câu chuyện tưởng chừng là nguy cơ, nhưng nếu biết cách biến hóa, nó sẽ trở thành cơ hội.
Một kinh nghiệm thực tế của thầy CTO Tuân Nguyễn đã gặp, đã từng có người thêu dệt điều không hay về phần mềm của bạn, thay vì im lặng hoặc phản ứng tiêu cực, hãy viết một bài công khai xin lỗi “khách hàng ảo” đó, chạy quảng cáo để tăng tương tác. Và kết quả? Bài viết đó viral, thu hút sự chú ý, và rồi doanh thu tự động đổ về. Đó là nghệ thuật quản trị!
Một câu chuyện hay không thể đơn điệu. Hãy xây dựng nó có cao trào, có bi, có hài, có những yếu tố khiến người đọc không thể rời mắt. Đó là cách khiến nội dung của bạn trở nên đáng nhớ và đáng chia sẻ.
Ngoài ra, đừng chỉ viết content ngắn cho Facebook hay TikTok. Bạn cần những nội dung dài hơi hơn để xây dựng website, giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc trên không gian số.
Sau buổi học này, bạn thấy mình có hai lựa chọn: Một là để kiến thức này trôi vào quên lãng, hai là bắt tay vào áp dụng ngay để bản thân không bị bỏ lại phía sau. Bạn sẽ lựa chọn điều gì?
Câu trả lời nằm ở bạn!
CTO Tuân Nguyễn